(Phần 1) Đại Học “ Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc”. Ơn Giời Bí Kíp Cho Các Bạn Sinh Viên Đây Rồi
Ắt hẳn các bạn sinh viên năm nhất đã quá quen thuộc với câu nói ” Lo học cho tốt đi, rồi lên đại học tha hồ chơi”. Rồi câu ‘’đừng yêu vội, để dành lên đại học chắc chắn thoát ế”. Thế mà lên đại học rồi mới thấy mình bị thầy cô, các bậc phụ huynh “dụ” thế nào. Mới biết được mình đã quá “ lầm tưởng” về cuộc sống đại học rồi. Học cấp 3 đã khó, đại học còn khó khăn và gian khổ hơn nhiều. Đừng lo lắng nhé, sau đây là một số tips nhỏ giúp các bạn sinh viên vượt qua những khó khăn trong năm nhất một cách dễ dàng
1. Buồn và cô đơn
Chắc có lẽ đây là lần đầu tiên bạn tách khỏi gia đình và tự lo liệu cho bản thân một khoảng thời gian dài như vậy. Cuộc sống hằng ngày cứ thấy thiếu thiếu thế nào ấy nhể. Cảm giác nhớ nhà có thể nói là “ không tả nỗi”. Không còn ai kêu mình dậy sớm, mắng mình ngủ trễ. Trước kia lúc còn ở nhà, mỗi khi bị mẹ mắng là phải nói “ghét phải biết”, chỉ ước được vô đại học thật nhanh để tha hồ được tự do, tự tại. Lúc đó, mơ mộng cuộc sống sinh viên lung linh “ hường phấn” lắm , được lên thành phố xa hoa, vui chơi thỏa thích. Giờ mới cảm thấy sao mà mình “ nghiện” cái mắng của mẹ thế, cuộc sống đại học bơ vơ một mình khó khăn hơn mình tưởng. Kể từ bây giờ, ốm đau bệnh tật gì, bạn đều phải trải qua một mình. Không có ai nhăn mày nhó mặt, đêm hôm chạy đi mua thuốc cho bạn nữa rồi. Bạn bè chê bạn ú, người yêu nói bạn mập nhưng có một kiểu “gầy” mà chỉ mỗi ba mẹ thấy. Nhiều khi, ở trọ thì bị nói này nói nọ, đi làm thêm bị mắng té tát, bị đuổi, bị lừa. Ức lắm! Lên đây, mới biết gia đình là là tất cả, là nơi bao dung cho mọi tật xấu của bạn.
Các tips nhỏ:
- Hãy thường xuyên gọi điện về cho gia đình qua skype, zalo hay các phương tiện Internet khác.. và nói về cuộc sống hàng ngày của bạn, những thay đổi nơi trường lớp, những điều mới mẻ mà bạn tiếp xúc trong môi trường đại học nhé. Vì không chỉ bạn nhớ nhà mà ba mẹ cũng luôn mong cuộc gọi, tin nhắn từ bạn. Trong lòng ba mẹ bạn là những “tục tưng” không bao giờ lớn mà.
- Một liều thuốc hiệu nghiệm khác giúp bạn vơi đi nỗi buồn và sự cô đơn chính là tập trung vào học hành và tìm một việc mà mình đam mê. Chính sự đam mê, sự bận rộn sẽ giúp bạn phần nào vơi đi nỗi buồn nhớ nhà và sự cô đơn đấy.
- Ngoài ra, bạn bè cũng là một chỗ dựa vững chắc khi cần thiết. Đừng ngại chia sẻ với họ nỗi niềm của bản thân nhé.
2. Nỗi sợ không thể hòa nhập với bạn bè
“Ngợp” ắt hẳn là cảm giác khi bạn mới bước vào lớp học ngày đầu tiên. Có quá nhiều người mà bạn không hề quen. Và không biết phải bắt chuyện từ đâu. Bạn bắt đầu cảm thấy choáng váng và không thể hòa nhập. Nhiều bạn mỗi khi vào lớp học chỉ cố gắng mỉm cười thân thiện với mọi người, nhưng lại chui vào một góc và chỉ mong đừng ai để ý đến mình. Bởi vì nỗi lo sợ như ai đó bắt chuyện trước, thì mình sẽ phải ứng phó với cuộc trò chuyện đó như thế nào đây. Hay đó là sự khó khăn trong vấn đề giao tiếp vì cảm giác tự ti về giọng vùng miền hay ngoại hình. Nhiều bạn từ tỉnh lên thành phố học, giọng nói vẫn còn mang đậm nét vùng miền. Đôi khi cất tiếng một phát là bị đám bạn phá lên cười hoặc bối rối vì chẳng hiểu bạn đang nói gì cả. Mỗi lần nói nhanh một chút là mặt đứa nào đứa nấy ngẩn ra. Mới lên thành phố lớn mà, đồ đạc quần áo gì vẫn còn chân chất dân quê lắm, không giống như mấy bạn trên thành phố lớn, đi học mà phải gọi là như” phây sần nít ta”. Đôi khi cũng ngại ngùng về ngoại hình của mình lắm mà không dám đi bắt chuyện. Càng tệ hơn, khi bạn phải ở trọ với một người xa lạ, đối mặt với những rắc rối mà bạn cùng phòng mang lại. Làm sao để đối mặt với những chuyện này đây?
Các tips nhỏ:
- Một điều quan trọng bạn cần nhớ đó là hầu hết mọi người ở đây đều giống như bạn và gần như không ai biết ai cả. Đừng có ngồi lì mà chờ người khác để ý và bắt chuyện với mình. Đánh một hơi thở thật sâu và “ xách mông” lên đi bắt chuyện với với những người khác đi nào. Vạn sự bắt đầu nan mà!
- Nếu bạn có một người bạn quen trước đó cùng học thì đó là điều quá tuyệt vời! Hãy cùng người đó đi kết bạn với mọi người bạn nhé. Có một đứa bạn bên cạnh thì chắc chắn là sẽ tự tin hơn, phải không nào?
- Workingskills.net hiểu rằng có những người tính cách hướng nội và bắt chuyện với người khác có thể thực sự rất khó. Nhưng ai sẽ để bụng hay khó chịu vì bạn bắt chuyện chứ? Những bạn hay tự ti về giọng nói và ngoại hình của mình ơi hãy nhớ điều này nhé. Sự tự ti chính do những suy nghĩ tiêu cực của bạn gây ra, còn thực tế, bạn bè, thầy cô, cơ hội… tất cả những điều này không vì một vài điểm chưa hoàn hảo mà bỏ qua bạn đâu.
- Đối với những bạn nói giọng vùng miền thì nhớ tip nhỏ này nhé. Hãy bình tĩnh nhã chữ chậm rãi thôi và đừng “ hack não “ mọi người bằng những chữ đặc trưng vùng miền mình nha. Và hãy nhớ rằng giọng nói mỗi vùng miền luôn có “nét duyên”, “sự quyến rũ” riêng của nó mà. Tại sao phải tự ti chứ?
- Chuyện bạn cùng phòng “tưởng khó mà dễ ợt” đừng ngại chia sẻ những quy tắc của bạn và lắng nghe họ để tìm ra những quy tắc khi sống chung nhé.
- Một cách tốt để xóa bỏ tất cả mọi rào cản với bạn bè trong trường lớp đó là: Bạn hãy tích cực tham gia các hoạt động của lớp, tập thể. Các hoạt động này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn gia tăng các mối quan hệ của mình. Không những thế, biết đầu bạn còn có thể kiếm được cho mình những người bạn thân “ Chí cốt ’’ hay “Crush” của mình nữa đấy.
Liệu những nỗi lo trên có đúng với bạn. Liệu bạn còn có những nổi sợ nào khác. Hãy xem (phần 2) Đại Học “ Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc “ tại đây nhé
Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn