(Phần 2) Đại Học “ Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc”. Ơn Giời Bí Kíp Cho Các Bạn Sinh Viên Đây Rồi

3. Choáng ngợp với việc học

Bắt đầu cuộc sống đại học bạn bắt đầu phải đối phó với những kiến thức hàn lâm lạ lẫm. Phải đương đầu với khối lượng nhiệm vụ không tưởng như như thuyết trình, tiểu luận, bài tập nhóm mà có lẽ không thể bắt gặp tại môi trường cấp 3. Kiến thức chưa kịp tiếp thu đã phải lo liệu thi cử, chạy deadline bài vở. Điều này khiến bạn chán nản vì không thể xử lý khối lượng công việc dày đặc như vậy. Kết quả là có không ít các bạn sinh viên là những học sinh giỏi, xuất sắc khi ở cấp 3 lại trở nên “làng nhàng”, “bình bình” khi bước vào đại học. Đừng lo lắng nhé hãy tham khảo các tips nhỏ dưới đây nào!

Các tips nhỏ:

  • Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô và gia đình nhé. Ban đầu mọi chuyện khá khó khăn, nhưng theo thời gian, bạn sẽ dần quen với tất cả thôi. Hãy chủ động hỏi thầy cô về phương pháp học tập, yêu cầu kiến thức mà thầy cô đặt ra. Hãy cùng đám bạn của mình lập ra nhóm học tập. Và hãy chia sẻ những áp lực thi cử để gia đình thấu hiểu và động viên bạn nhé.
  • Ngoài ra, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình (có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên) để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học của mình nhé.
  • Bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp học tập hiệu quả tại đây nhé: https://student.workingskills.net/courses/haui-u1-ky-nang-hoc-tap-chu-dong-tich-cuc/

4. Căng thẳng

Mối căng thẳng mang tên “ rớt môn”: Truyện là cấp ba mình là học sinh giỏi toán cấp xóm. Bất khả chiến bại, “giải đâu ra đó”. Có tiếng là thông minh sáng láng nhất vùng . Ấy thế mà khi lên đại học với suy nghĩ “ Sao mà có thể rớt môn được” mà thật là như vậy thông minh là thế mình lãnh trọn án 3 môn rớt. Nghe tin xong, cũng hoảng lắm, không biết phải nói với gia đình như thế nào. Sợ làm bố mẹ buồn, sợ bị mắng. Lúc đó mới thấy, học đại học thoải mái là thế, tưởng dễ mà lại khó vô cùng.  

Mối căng thẳng “ trường kỳ ” mang tên “ tiền bạc ” : Thời kỳ mới vào thành phố ắt hẳn bạn nào cũng “ Khoái”. Lần đầu tiên được cầm số tiền lớn như thế trên tay. Thích gì mua đó , muốn gì ăn nấy. Qua độ nửa tháng cái “ Khoái” nó thay thế bằng cái “ Hoảng”. Nhìn vào ví tiền thì vơi đi hết hai phần ba rồi trong khi đó tiền điện, tiền nước, tiền Internet, tiền nhà lo chưa hết. Lại không dám gọi về gia đình vì sợ bị mắng té tát “ Đây là lần thứ mấy mày gọi về nhà xin tiền rồi’.

Các tips nhỏ:

  • “Các bạn hãy tỉnh mộng đi”. Cách học tại đại học khác với môi trường cấp 3 lắm nhé. Giờ đây không còn ai nhắc nhở các bạn phải học cái này, cái kia. Không còn ai kèm cặp các bạn ôn thi nữa. Giờ là lúc bạn phải thay đổi cách học thụ động của mình rồi đấy. Hãy rèn luyện kỹ năng học tập chủ động, tích cực. Tìm kiếm các phương pháp học tập thích hợp và lập ngay mục tiêu cho bản thân để nâng cao hiệu suất học tập của bản thân nhé.
  • Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút, tập thể dục hay đánh một cuộc gọi cho bạn bè tâm sự hoặc nhờ họ giúp đỡ.
  • Ngoài ra, đừng chi tiêu bậy bạ để rồi “ Than trời, trách đất” nữa. Mở lap lên, dở sổ ra và lập ngay kế hoạch chi tiêu chi tiết cho từng tuần, từng tháng đi nào.
  • “Muốn ăn thì phải lăn vào bếp” bạn nào có nhu cầu chi tiêu nhiều thì “ xắn áo xắn quần” lên và tìm một công việc làm thêm đi nhé. Hãy kiếm một công việc nào đó kiếm được thu nhập nhưng cũng giúp bạn rèn luyện kỹ năng. Điều này sẽ rất hỗ trợ cho bạn trong tương lai đấy. Và nhớ cân đối chuyện học chuyện làm để đừng biến những đồng tiền mồ hôi sôi nước mắt của mình vào việc học lại nha các bạn ơi.

5. Những nỗi sợ không tên

Nỗi sợ của những kẻ mù đường: Lên thành phố lớn để đi học, giờ đây bạn phải chạy xe cả giờ, ngồi bus cả tiếng mới có thể đến được trường. Nay học cơ sở này mai học cơ sở khác. Đặc biết với mấy đứa “ Mù đường” thì thôi rồi khổ sở phải biết “ Thành phố này .. sao mà…. Lớn quá vậy”

Nỗi sợ “ Chúng tôi không ép bạn tham gia” – “ Các bạn sợ thành công, sợ giàu có, thì đừng tham gia”: Ai thấu cho được cái nỗi sợ cứ đi kiếm việc là phải thấp thỏm lo âu. Sợ bị lừa vào động đa cấp, sợ bị quỵt tiền lương còn sợ bị “cướp” sắc nữa ấy chứ. Cái đời sinh viên khổ thế nhỉ?

Nỗi sợ kinh khủng nhất “ Ế”: Những tưởng lên đại học sẽ có mối tình vắt vai, nhưng không thể nào thoát được lời nguyền “ Ế là xu thế”  

Các tips nhỏ:

  • Đối với các bạn mù đường trước khi bước chân ra khỏi nhà nhớ chắc chắn nắm rõ tất cả các con đường mình phải đi hay chuyến xe bus mình sẽ lên thông qua google map nhé. Nếu nhỡ đâu bị lạc hay không thể tìm kiếm được địa chỉ cần đến, trong khi bạn không có một thiết bị hỗ trợ nào? Rất đơn giản! Đừng ngần ngại hỏi đường. Đa số mọi người đều rất nhiệt tình trong việc chỉ đường nên bạn đừng ngại hay sợ nhé.
  • Để không bị lừa lọc khi đi làm thêm. Trước khi phỏng vấn hay ứng tuyển vào công việc, các bạn hãy tìm kiếm thử địa chỉ của công ty đó trên mạng để xem độ xác thực của địa chỉ và công việc. Ngoài ra, các bạn nên tìm hiểu xem địa chỉ, công việc đó có từng dính “phốt” gì không . Hơn nữa , các bạn nên cảnh giác với những công ty yêu cầu bạn đóng trước một khoản phí bắt buộc cho một lý do nào vì rất có thể bạn đã lọt vô động đa cấp đấy nhé.
  • Về ế thì Workingskills.net không thể khuyên gì hơn các bạn một câu là bạn đừng quá lo lắng về chuyện này nhé. Rồi sẽ có người đến rước bạn thôi. Chuyện quan trọng là sớm hay muộn.

Đừng chần chừ, khoảng thời gian đại học trôi qua rất nhanh. Đây là thời gian mà bạn thoải mái thử sức và khám phá bản thân mình. Những “con thỏ” ngây thơ ngày nào sẽ thành những “chú sói già” đầy ma mãnh mà thôi. Đừng quá lo lắng, điều bạn cần làm bây giờ là không để phí hoài những năm tháng tươi đẹp này và chôn vùi nó bằng việc ngồi lì ở nhà hàng giờ để coi bộ những phim tình cảm lãng mạn, những cuộc vui chơi không có hồi kết. Hãy thôi mộng mơ cho tương lai tươi đẹp xa vời vợi của mình mà hành động đi nào. Mơ mộng cũng chỉ trở thành mộng tưởng nếu bạn không thật sự bước đi. Workingskill.net mong rằng qua bài viết này sẽ giúp ích được bạn vượt qua  và “ cháy hết mình” những năm tháng đại học khó khăn nhưng cũng đầy kỳ thú này nhé.

Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn 

4 thoughts on “(Phần 2) Đại Học “ Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc”. Ơn Giời Bí Kíp Cho Các Bạn Sinh Viên Đây Rồi”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!