1. Những điều nên làm khi tham dự phỏng vấn
- Ăn mặc nghiêm túc phù hợp với vị trí tuyển dụng
- Biết chính xác thời gian và địa điểm của cuộc phỏng vấn của bạn, dự đoán thời gian di chuyển, tìm chỗ để xe, chỉnh đốn lại trang phục.
- Chuẩn bị và mang theo một bản sao của hồ sơ
- Đến trước khi thời gian bắt đầu cuộc phỏng vấn 10 phút.
- Hãy đối xử với người khác mà bạn gặp khi đến phỏng vấn với thái độ lịch sự và tôn trọng.
- Tắt điện thoại khi tham dự phỏng vấn
- Chào hỏi và bắt tay chắc chắn, thân thiện và tươi cười. Bạn phải bảo đảm tay mình khô ráo, sạch sẽ khi bắt tay người phỏng vấn.
- Duy trì tốt giao tiếp mắt “eye contact” trong suốt cuộc phỏng vấn.
- Tư thế ngồi thẳng, tự tin, tránh biểu hiện sự bồn chồn, mệt mỏi.
- Lắng nghe và nắm bắt rõ câu hỏi, nếu chưa hiểu rõ câu hỏi, bạn cần yêu cầu nhắc lại hay làm rõ hơn câu hỏi.
- Trả lời rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi, đưa ra các dẫn chứng nếu cần.
- Hãy trung thực trong quá trình phỏng vấn
- Thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đến công việc ứng tuyển
- Thể hiện thái độ tích cực và năng động sáng tạo của bạn trong hoạch định con đường nghề nghiệp.
- Chuẩn bị các câu hỏi thông minh để hỏi người phỏng vấn về công việc ứng tuyển, công ty tuyển dụng.
- Cám ơn và bắt tay chào tạm biệt khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Trong trường hợp bạn có cảm nhận về sự không thành công của buổi phỏng vấn, bạn cũng phải thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua sự cám ơn và chào tạm biệt lịch thiệp với người phỏng vấn.
- Sau khi phỏng vấn, ghi chú ngay lập tức những chi tiết, những yêu cầu quan trọng của người phỏng vấn.
- Viết thư cảm ơn đến người phỏng vấn bạn của bạn kịp thời ngay ngày hôm sau, thực hiện các yêu cầu bổ sung của người phỏng vấn nếu có.
2. Những điều nên tránh khi tham dự phỏng vấn
- Không đến phỏng vấn mà không thông báo với người phỏng vấn
- Đến trễ hẹn phỏng vấn
- Trang phục không nghiêm túc, cẩu thả
- Nhai kẹo cao su khi phỏng vấn
- Để điện thoại reng, nghe điện thoại khi phỏng vấn
- Không chào hỏi, tươi cười với người phỏng vấn
- Tư thế ngồi phỏng vấn không nghiêm túc
- Trả lời câu hỏi khi chưa hiểu rõ câu trả lời
- Trả lời không đúng sự thật cho câu hỏi phỏng vấn.
- Luôn cho mình là đúng, đổ lỗi cho những thất bại trong quá khứ cho bạn, đồng nghiệp.
- Tranh cãi và cố chứng minh rằng ý kiến của mình là đúng
- Đưa ra ý kiến tiêu cực về giáo viên của mình, người sử dụng lao động trước đây.
- Thái độ không nghiêm túc và không quan tâm đến kết quả phỏng vấn. Bạn xem cuộc phỏng vấn như một buổi thực hành. Điều này chứng tỏ bạn không tôn trọng người phỏng vấn, bạn đang lãng phí thời gian của họ.
- Thể hiện bạn chọn công việc đang tuyển dụng vì lý do thuận lợi về di chuyển, gần nhà hay vì một lý do cá nhân khác, không vì lý do công việc.
- Bạn lựa chọn công việc đang tuyển dụng cho mục đích tạm thời.
- Bạn hỏi quá nhiều về các thông tin về chính sách, lương, lợi ích nhân viên.
- Bạn so sánh công ty đang tuyển dụng với một công ty khác.
- Bạn thể hiện thái độ tiêu cực, thất vọng khi kết quả phỏng vấn không tốt.
- Không tìm hiểu trước về công ty tuyển dụng và chuẩn bị các câu hỏi để hỏi người phỏng vấn.